Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Phỏng vấn tuyển dụng: hiểu được tâm lý ứng viên

Được người phỏng vấn yêu cầu đưa ra những phản hồi về những câu hỏi trong suốt quá trình phỏng vấn hoặc họ cảm thấy như thế nào khi tham dự cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, ứng viên cũng mong muốn người phỏng vấn đánh giá cao kinh nghiệm của anh/cô ta. 

Trong cuộc phỏng vấn tuyển người, người phỏng vấn đại diện cho hình ảnh của công ty. Vì vậy, với tư cách là người phỏng vấn, bạn phải thể hiện một cách chuyên nghiệp để ứng viên tôn trọng và ấn tượng với bạn. Để được ứng viên tôn trọng, bạn cần phải hiểu tâm lý cũng như những điều ứng viên thích và không thích. 

Những điều ứng viên ghét 

- Không biết người sẽ phỏng vấn anh/cô ta là ai, cuộc phỏng vấn kéo dài bao lâu, địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn ở đâu và đặc biệt là người phỏng vấn đến muộn khiến anh/cô ta phải chờ đợi “dài cổ”. 

- Ứng viên dành cả ngày để tham dự một cuộc phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, họ lại không nhận được bất cứ sự phản hồi nào từ phía nhà tuyển dụng, từ phía công ty. Anh/cô ta không biết được rằng anh/cô ta có được nhận vào làm việc ở công ty hay không. 

- Khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, ứng viên nhận ra rằng người phỏng vấn lúc đó mới đọc hồ sơ xin việc của anh/cô ta lần đầu tiên và hỏi một câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn “Tại sao bạn lại cần công việc ở công ty chúng tôi?” trong khi đó nhà tuyển dụng là “headhunter”. 

- Một cuộc phỏng vấn quá nghiêm trang. 1 giờ đồng hồ nói chuyện qua màn hình điện thoại với người quản lý nhân sự, trả lời các câu hỏi của các thành viên trong đội qua điện thoại... Kiểu phỏng vấn này khiến ứng viên cảm thấy căng thẳng, không có sự gần gũi với người phỏng vấn. 

- Điều ứng viên ghét nhất đó là người phỏng vấn trả lời các câu hỏi của ứng viên theo kiểu “Bởi vì đó là cách chúng tôi thực hiện ở công ty và chúng tôi không thể làm khác được” hoặc trả lời “tôi không biết.” 

Những điều ứng viên thích 

- Nói chuyện với người phỏng vấn hiểu biết rõ về công ty, về lịch sử của công ty, về con đường sự nghiệp tương lai của anh/cô ta khi làm việc ở công ty. Ngoài ra, người phỏng vấn không phải là người có tư tưởng thành kiến. 

- Mặc dù ứng viên không đạt yêu cầu nhưng người phỏng vấn vẫn gọi điện thoại cho anh/cô ta một cách lịch sự và nhã nhặn “Chúng tôi đánh giá cao thời gian bạn dành cho chúng tôi và rất tiếc về kết quả của bạn.” 

- Linh động trong cả quá trình phỏng vấn và nhiệt tình trả lời tất cả những câu hỏi của anh/cô ta thay vì người phỏng vấn chỉ biết chất vấn. 

- Được người phỏng vấn đối xử một cách tôn trọng, công bằng cho dù anh/cô ta có phải là ứng viên phù hợp hay không.

12 lợi ích tuyển dụng từ nhân viên lớn tuổi

Nhìn chung, bất cứ chủ doanh nghiệp nào còn đang băn khoăn có nên tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi hay không nên nhìn nhận lại 12 lợi ích trên. Các giá trị và kỹ năng của những nhân viên lớn tuổi – cũng như việc tiết kiệm đáng kể cho công ty nhiều khoản chi phí tiền bạc lẫn thời gian vàng ngọc - sẽ đảm bảo rằng việc tuyển dụng họ trở nên thực sự hiệu quả hơn nhiều so với việc tuyển dụng một đội ngũ lao động trẻ tuổi. Bên cạnh đó, yếu tố kinh nghiệm và sự cẩn thận, chu đáo cũng là những đặc tính khó có thể tìm thấy ở những nhân viên trẻ tuổi. 

Các nhà tuyển dụng trên thế giới dành hàng triệu giờ mỗi năm để đăng tải các quảng cáo tuyển dụng, xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn các ứng viên, tuyển dụng và đào tạo nhân viên của mình. Tuy nhiên, không ít các nhà tuyển dụng nhận ra rằng rất nhiều nhân viên họ tuyển dụng làm việc tại công ty chỉ trong vòng vài tháng đã quyết định rằng họ không muốn “mãi là kẻ hầu người hạ” nữa hay cảm thấy “cần một điều gì tốt đẹp hơn” tại các công ty khác lớn hơn. 

Vậy các công ty có thể tìm kiếm đội ngũ lao động đáng tin cậy và ổn định ở đâu để không phải liên tục đau đầu với những kế hoạch tuyển dụng mới? Đâu là một đội ngũ nhân viên cống hiến với công việc và có niềm kiêu hãnh khi làm việc tại công ty? Ai sẽ là những nhân viên cần đến ít chi phí hơn cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo và duy trì? 

Câu trả lời? Đó là: Các nhân viên lớn tuổi. 

Trong xã hội ngày nay, mọi người đang có cuộc sống tốt hơn. Giới trẻ hiện tại khi đến tuổi về hưu sẽ có thêm một nền tảng giáo dục cao hơn các thế hệ trước. Hiện nay, các nhân viên lớn tuổi thục sự cảm thấy họ đang vẫn ở đỉnh cao của năng lực làm việc. Và một khi họ trở thành những lực lượng năng động hơn thì các công ty cần quan tâm tới việc tìm kiếm các biện pháp thích hợp nhằm thu hút và gìn giữ những nhân viên lớn tuổi - những mỏ vàng quý. 

Sự mềm dẻo và linh hoạt là rất quan trọng cho những nhân viên lớn tuổi. Không phải ai trong số họ đều muốn về hưu. Họ thường phải chịu trách nhiệm chăm sóc những thành viên cao tuổi hơn trong gia đình như cha, mẹ hay nuôi nấng những đứa cháu nội, cháu ngoại. Tạp chí Fortune đã ghi nhận ý kiến của hơn 1500 người lao động trong độ tuổi 45 – 76 về việc làm của họ. Kết quả: 69% mong muốn không bao giờ phải nghỉ hưu hoàn toàn, 34% nói rằng họ muốn tiếp tục làm việc như hiện tại vì họ thực sự thích thú công việc của mình, 19% cho rằng họ cần có thu nhập từ những công việc bán thời gian để phục vụ cuộc sống sinh hoạt, 10% hy vọng họ sẽ tự mình làm ăn kinh doanh nhỏ, 6% sẽ tiếp tục làm việc trong thời gian cả ngày nhưng là một việc khác đơn giản hơn tại một công ty nào đó. 

Liệu bạn có nên lôi kéo, sẵn sàng dành những phần thưởng có giá trị cho người lao động trên 50 tuổi? Câu trả lời là “có”. Dưới đây là 12 lý do giải thích tại sao việc tuyển dụng các nhân viên lớn tuổi có thể giúp công ty bạn duy trì một đội ngũ lao động ổn định, đáng tin cậy, cống hiến với công việc và đặc biệt là tiết kiệm nhiều chí phí cả về ngắn hạn lẫn dài hạn. 

1. Các nhân viên lớn tuổi cống hiến sẽ đảm bảo một chất lượng làm việc tốt hơn, nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh. Có rất nhiều câu chuyện về các nhân viên lớn tuối gắn bó cao với công việc phát hiện được nhiều sai lầm tốn kém tiền bạc của các nhân viên khác trong công ty liên quan tới mọi thứ từ việc đọc sai tên khách hàng cho đến định giá sai hay sơ sót kế toán,…. 

2. Các nhân viên lớn tuổi luôn đảm bảo yếu tố giờ giấc, hạn định thời gian. Phần lớn họ đều mong chờ sẽ được làm việc mỗi ngày, vì vậy họ sẽ đi làm đúng giờ hơn và luôn sẵn sàng với công việc. 

3. Tính thật thà là điểm chung của các nhân viên lớn tuổi. Họ hiểu được giá trị của cuộc sống, của các mối quan hệ nhân quả, do đó luôn đảm bảo tính chính trực và tận tâm với sự thật. 

4. Bổ sung vào những giá trị vô hình của các nhân viên lớn tuổi đó là sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng, có trọng tâm và chu đáo, nhờ đó có thể giúp công ty tiết kiệm hàng nghìn USD. Một chủ doanh nghiệp đã từng kể rằng một trong số các nhân viên lớn cuổi của ông đã tiết kiệm cho công ty trên 50.000 USD liên quan tới một hoạt động gửi thư số lượng lớn. Người nhân viên văn phòng 75 tuổi này đã phát hiện ra một khiếm khuyết con số trong tất cả các mã ZIP codes mà hầu như cơ quan bưu chính và cả các nhà quản lý marketing được trả lương cao với nhiều bằng cấp trong tay không thể nhận ra. 

5. Khả năng lắng nghe tốt đã biến những nhân viên lớn tuổi trở thành tài sản quý giá bởi vì họ dễ đào tạo hơn - các nhân viên lớn tuổi chỉ được nghe một lần là họ biết phải làm những gì cần thiết. 

6. Niềm kiêu hãnh khi một công việc được hoàn thành tốt của các nhân viên lớn tuổi luôn là điều rất khó tìm thấy ở các nhân viên trẻ tuổi. Các nhân viên trẻ tuổi muốn làm việc mau mau chóng chóng rồi về nhà, trong khi các nhân viên lớn tuổi cảm thấy rất vui khi ở lại công ty lâu hơn một chút để hoàn thành công việc chính bởi vì cảm giác kiêu hãnh của họ trong sản phẩm cuối cùng. 

7. Các kỹ năng tổ chức tốt của những nhân viên lớn tuổi sẽ giúp các công ty tuyển dụng họ tiết kiệm thời gian vàng ngọc.Một thống kê có thể khiến nhiều chủ doanh nghiệp phải ngạc nhiên: Hơn một triệu giờ mỗi năm bị lãng phí đơn giản bởi sự thiếu tổ chức tại nơi làm việc. 

8. Hiệu suất và sự tin tưởng, chia sẻ lẫn nhau những ý tưởng và lời khuyên đã khiến những nhân viên lớn tuổi càng trở nên lý tưởng hơn. Những năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều công sở khác nhau đã đem lại cho các nhân viên này một sự hiểu thấu tuyệt vời về việc phải làm thế nào để công việc được thực hiện hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều hơn thời gian và tiền bạc cho công ty. Độ tin cậy của họ, được xây dựng qua nhiều năm, đồng nghĩa rằng họ sẽ không ngần ngại chia sẻ các ý kiến của họ với ban quản lý. 

9. Tính cẩn thận, sự chín chắn đến từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống và công việc đã giúp các nhân viên lớn tuổi không bối rối mỗi khi các vấn đề khó khăn xuất hiện. 

10. Việc tự mình làm gương cho các nhân viên khác trong công ty luôn là một giá trị vô hình khác mà rất nhiều chủ doanh nghiệp phải cảm kích ở những nhân viên lớn tuổi. Họ có thể trở thành những thầy giáo tuyệt vời, những tấm gương điển hình, qua đó giúp cho việc đào tạo các nhân viên khác được dễ dàng hơn rất nhiều. 

11. Các kỹ năng giao tiếp - biết được khi nào phải giao tiếp và giao tiếp như thế nào - của các nhân viên lớn tuổi được hình thành từ nhiều năm kinh nghiệm trong cuộc sống. Các nhân viên lớn tuổi hiểu được tình hình “chính trị” nơi công sở và biết được cách thức truyền tải một cách ngoại giao nhất các ý tưởng của họ tới ông chủ. 

12. Chi phí lao động được giảm thiểu là một lợi ích lớn khác khi tuyển dụng những nhân viên lớn tuổi. Phần lớn các nhân viên này đều đã có bảo hiểm xã hội từ các công ty trước đây họ đã làm việc hoặc có các nguồn thu nhập bổ sung và sẵn lòng nhận tiền lương thấp hơn một chút để có được công việc họ mong muốn. Các nhân viên lớn tuổi hiểu rằng được làm việc cho một công ty mang nhiều ý nghĩa cuộc sống hơn là việc hàng tháng nhận được một tấm séc tiền công. 

Nếu bạn không có đủ thời gian và nguồn lực để thường xuyên giải quyết vấn đề tuyển dụng rồi lại tuyển dụng, lần kế tiếp khi bạn cần đến một quyết định tuyển dụng, hãy quan tâm nghiêm túc tới những nhân viên lớn tuổi: Sự đóng góp của họ cho công ty có thể tác động tích cực tới nền tảng doanh thu và lợi nhuận trong nhiều năm liền.

Hãy biết tạo ấn tượng ngay ban đầu

Đừng quá “chơi nổi”: Có lẽ một lời khuyên quan trọng nhất cần tuân theo khi tạo ấn tượng đầu tiên đó là hãy tránh “chơi nổi”. Lỗi tệ nhất bạn thường mắc phải đó là không ngừng nói về bản thân mình. Bạn sẽ trở thành một người ích kỷ, luôn chỉ quan tâm đến bản thân mình hơn là một người có thể sẵn sàng giúp đỡ người khác trong tương lai trong việc làm ăn. 

Tạo nên một ấn tượng tốt lúc ban đầu rất quan trọng đối với việc xây dựng một mối quan hệ đối với mọi người. Trong việc làm ăn, một ấn tượng tích cực lúc đầu sẽ mang tính quyết định với những lợi nhuận thu được sau này, uy tín và mối quan hệ đối tác lâu bền. Đồng thời cũng giúp xây dựng mối quan hệ làm ăn và khiến nó phát triển thịnh vượng. 
Trong kinh doanh, nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc gây ấn tượng đầu tiên. Dù bạn làm ăn lớn hay nhỏ thì cũng không phải là lý do để bạn quên đi việc tạo ấn tượng đầu tiên với một người nào đó. 

Bạn không nên viện cớ rằng khi một người nào đó không muốn làm ăn với bạn là do đối lập hoặc không thích bạn. Bởi vì, đó là do bạn thể hiện mình như một người không đúng mực và khiến công ty của bạn như một đám vô tổ chức. 

Thể hiện ấn tượng tốt khi gặp gỡ, qua điện thoại, cách fax, email hoặc các cuộc hội họp qua mạng…rất quan trọng đế tạo nên một cái nhìn tích cực, đặc biệt là lần đầu gặp mặt. 

Chúng ta thường gặp những người mà ngay lập tức cảm thấy thích và muốn tìm hiểu kỹ hơn và làm ăn cùng. Bởi vì hầu hết những người này đã tuân theo một số nguyên tắc cơ bản khiến ấn tượng đầu tiên của họ trở nên sâu sắc hơn. Áp dụng 6 lời khuyên sau, bạn có thể tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ với bất cứ ai và bất cứ khi nào. 

Ăn mặc chỉnh chu: Điều này đã quá quen thuộc và cũng vô cùng chính xác. Mặc dù môi trường kinh doanh ngày nay phát triển và có nhiều đổi thay hơn so với trước đây, nhưng nguyên tắc này cũng vẫn phù hợp. 

Chìa khóa ở đây là hãy ăn mặc một cách chỉnh chu và phù hợp. Không cần thiết phải mặc những bộ cánh thời trang, mới nhất nhưng hãy chắc rằng quần áo của bạn phải sạch sẽ và vừa vặn. Mục đích cuối cùng đó là bạn muốn xóa đi những ấn tượng tiêu cực xuất hiện trước cả khi bạn bắt đầu nói. Nếu bạn ăn mặc một cách lượm thượm, mọi người sẽ cho rằng có thể bạn cũng tùy tiện trong việc làm ăn. 

Nói một cách rõ ràng: Hãy chắc rằng bạn đã trao đổi một cách rõ ràng với những người mà bạn gặp gỡ. Một điều gây khó chịu không kém đó là khi lắng nghe người khác mà không thể hiểu họ đang nói gì vì cách diễn đạt của bạn không rõ ràng. 

Tập trung vào việc trò chuyện với một nhịp độ vừa phải và một giọng nói diễn cảm. Đừng quá sợ hãi, căng thẳng với việc giao tiếp. Thêm vào đó, bạn nên sử dụng văn phạm đúng đắn khi nói và tránh những từ lóng nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt lúc đầu. Nhớ rằng, nếu người đối diện không hiểu bạn đang nói gì thì họ sẽ không quan tâm đến bạn và công ty của bạn. Hơn nữa, hãy luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn. 

Nhắc đến tên của họ thường xuyên: Dành một chút thời gian để nghĩ về một số người mà bạn mới gặp. Nếu bạn gặp một ai đó thường nhắc đến tên của bạn khi trò chuyện, bạn sẽ đông ý rằng nó khiến cuộc trò chuyện trở nên thân mật hơn. 

Thêm vào đó, việc này cho người kia thấy bạn quan tâm đến họ ngay từ đầu và bạn đủ xem trọng để luôn nhớ đến tên của họ. Một lợi ích khác nữa đó là nhắc tên họ trực tiếp sẽ giúp bạn ghi nhớ nó và gây ấn tượng với họ thâm chí hơn nữa khi bạn gặp lại họ lần thứ hai. 

Tránh cười đùa: Sự vui tính thường là một điều tốt nếu nó được sử dụng một cách khôn khéo. Một chút thư giãn trí tuệ hoặc câu chuyện cười đơn giản có thể tạo nên điều kỳ diệu để cải thiện tình hình và tạo thuận lợi cho cuộc gặp gỡ. Nếu bạn không cẩn thận và có một câu nói đùa vô ý, tác dụng sẽ hoàn toàn trái ngược. Và như thế xem như bạn đã đặt một dấu chấm hết cho buổi gặp gỡ với đối thủ vì tạo một ấn tượng xấu bởi do sự hóm hỉnh vô ý của bạn. 

Lời khuyên cho bạn là hãy tránh cười đùa vào buổi gặp gỡ đầu tiên. Nếu bạn thật sự muốn tạo nên một sự dí dỏm thì hãy dùng những câu ngắn gọn và vừa phải để không làm ai phải khó chịu. Chắc chắn bạn không muốn tạo ấn tượng như một “kẻ chướng tai gai mắt”. 

Một người biết lắng nghe: Là một người biết lắng nghe không quá khó khăn và phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Khi bạn thảo luận với một ai đó, hãy cư xử một cách tế nhị để họ biết rằng bạn chú tâm đến những gì họ nói. 

Thỉnh thoảng, bạn cũng đừng quên gật đầu và tán thành với người nói bằng những câu như “Tôi biết điều này” hoặc “Tôi hiểu”, hay bất kỳ những lời nói khác thể hiện rằng bạn đang thật sự lắng nghe một cách chăm chú. Bạn cũng hãy thoải mái khi đặt câu hỏi (hoàn toàn một có gì gây hại nếu chỉ một vài câu) nếu bạn không chắc chắn về những điều mà người đối diện đang nói. 

Cuối cùng, đừng bao giờ chen ngang khi một người khác đang nói chuyện. Ngắt lời một ai đó khi họ đang nói là một khiếm nhã lớn và sẽ tạo ra một ấn tượng xấu về kỹ năng giao tiếp của bạn. Lúc nào cũng hãy nhớ là phải có một sự xã giao thích đáng. 

Hãy hỏi những người khác về bản thân họ và để họ trở thành tiêu điểm của cuộc nói chuyện. Bạn sẽ gây ấn tượng không chỉ là người tốt bụng, lịch thiệp mà còn hiểu biết nhiều hơn về người mà bạn đang làm việc cùng. Hãy quan tâm đặc biệt đến cuộc nói chuyện, những chi tiết nhỏ này có thể sẽ giúp ích bạn trong tương lai.

Bắt đầu một công việc mới tốt đẹp?

Hoàn thành dự án trong vòng 60 – 90 ngày. Giữ cho sếp của bạn cập nhật thường xuyên những gì bạn đang làm. Nếu không chắc chắn về những gì bạn làm hãy yêu cầu ông ta cho lời khuyên. 

Bắt đầu công việc mới, cảm giác của bạn cũng giống như bắt đầu cuộc sống ở một nơi mới. Bạn ăn nói rụt rè, bạn lễ phép, bạn phải tiếp xúc với môi trường văn hóa công sở mới. Bằng cách nào để bạn nhanh chóng thích hợp và phát triển ở môi trường ấy?

1. Tìm hiểu những đồng nghiệp làm chung với bạn. Hỏi và lắng nghe sự đáp lại của họ. Nhận thức được những gì bạn có thể nói và không nên nói. 

2. Đi ăn trưa cùng với những người ở các bộ phận khác và làm quen với họ. Học hỏi về văn hóa tập thể, nhận biết ai là người lãnh đạo và ai không phải là người lãnh đạo. 

3. Hiểu biết về một số nguyên tắc cũng như tính cách của mỗi người trong tổ chức của bạn và công việc của họ là gì. 

4. Có sự liên lạc tốt với mục tiêu của sếp và làm thế nào để bạn nắm bắt được chúng. Đâu là những nhiệm vụ khó khăn của ông ta/cô ta và làm thế nào để bạn có thể đưa ra những ý kiến đóng góp của bạn cho họ. 

5. Kế hoạch làm việc của bạn. Làm thế nào để bạn thực hiện được những mục tiêu của mình. Hãy lập bảng kế hoạch cho những điều có liên quan đến cuộc cống cá nhân và mục tiêu công việc của bạn. 

6. Chú ý đến công nghệ sản xuất và xu hướng thị trường, tiên phong thực hiện việc thay đổi cần thiết để tạo ra nguyên tắc làm việc mới cho lĩnh vực của bạn.

7. Học hỏi thêm những kỹ năng mới từ những người xung quanh và phát triển khả năng trong tương lai.
8. Xây dựng hệ thống mạnh lưới mạnh mẽ, để luôn được cập nhật những hiểu biết, liên thông và chuyên nghiệp.
9. Luôn làm việc với tính trung thực và thân thiện. Kính trọng cấp trên, những người cùng địa vị và thấp hơn.

Để đạt thành công trong buổi phỏng vấn

Ngôn ngữ cử chỉ: Vui vẻ, duy trì mắt ở trạng thái tiếp xúc với người phỏng vấn, như thế họ mới biết được bạn rất quan tâm đến cuộc phỏng vấn đó. 

Một cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn việc làm là cơ hội thứ hai để bạn bước đến ngưỡng cửa của thành công. Để chắc chắn hơn nữa, bạn hãy chuẩn bị thật tốt theo những yêu cầu dưới đây. 

Chuẩn bị:
 Không có lý do nào mà không chịu chuẩn bị trước khi đến với cuộc phỏng vấn việc làm.Từ khi bạn nhận được cuộc hẹn phỏng vấn, bao giờ nhà tuyển dụng cũng dành cho bạn ít nhất vài ngày để chuẩn bị. Bạn hãy tìm hiểu về công ty họ, tập thể hiện thái độ trong lúc phỏng vấn như thế nào là hợp lý, thực hành bằng những câu hỏi thông thường của nhà tuyển dụng và chuẩn bị câu trả lời của bạn. 

Tập trung vào những thế mạnh của bạn: Chuẩn bị kỹ về những thế mạnh của bạn, để nhà tuyển dụng xem bạn có phù hợp với công việc của họ hay không và trong lúc phỏng vấn họ muốn bạn chứng thực những điều đó. Đừng nêu ra những mặt yếu kém cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong công việc của bạn, hay vì sao bạn thất nghiệp trong thời gian dài. 

Tự chủ trong cuộc phỏng vấn: Hình dung ra bạn đang trong cuộc phỏng vấn và hãy cố gắng cảm nhận được những gì mà họ cần từ bạn. Một khi bạn có thể làm được điều đó một cách hiệu quả, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ tốt với họ từ những giây phút đầu tiên của buổi phỏng vấn, điều đó sẽ giúp làm tăng thêm cơ hội thành công trong buổi phỏng vấn. 

Lắng nghe: Tập trung vào những câu hỏi phỏng vấn và nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của câu hỏi đó, thì đừng ngại yêu cầu ông ta nhắc lại một lần nữa. Chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nói lại một cách thiện chí vì bạn đã rất quan tâm tới câu hỏi của họ. 

Trả lời những điều có liên quan: Trả lời những câu hỏi theo yêu cầu và đừng để bị lôi cuốn vào việc trình bày dông dài. Bạn có thể kể một câu chuyện thú vị hay những kỹ năng đặc biệt nhưng nếu không liên quan đến công việc thì đừng nên kể. 

Đặt câu hỏi: Điều quan trọng trong lúc phỏng vấn là ứng viên phải biết đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, những câu hỏi đúng trọng tâm. Thể hiện sự quan tâm của bạn tới vị trí họ ứng tuyển. Những câu hỏi về mức lương, thời gian làm việc, về kỳ nghỉ… thì không nên hỏi trong lúc phỏng vấn mà chỉ nên hỏi sau khi bạn được ứng tuyển.

“Đi phỏng vấn - Ai lại như thế!”

Bạn đã đăng tin tìm việc trên mạng và được gọi điện hẹn phỏng vấn. Bạn đang “nợ” nhà tuyển dụng một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ, nhưng hôm nay bạn lại quên mang theo.

Đi phỏng vấn, dĩ nhiên bạn phải chuẩn bị những gì tốt nhất, hoàn hảo nhất để đối phó với nhà tuyển dụng. Nhưng có phải mọi chuyện bao giờ cũng xảy ra theo ý mình. Đôi khi bạn vẫn hành xử đến mức người ngoài cuộc phải thốt lên: “Đi phỏng vấn ai lại làm như thế!”. 

1. Đến muộn 

Bạn từng là một sinh viên luôn đến lớp sau cô giáo. Bạn luôn là người đến muộn nhất trong mọi cuộc gặp gỡ, hội hè,… Nhưng bạn không thể đến muộn trong buổi phỏng vấn. Hãy đề phòng trước mọi rủi ro có thể xảy ra như tắc đường, xe hỏng,… để luôn đảm bảo sẽ có mặt ngay khi nhà tuyển dụng gọi tên. 

Trong trường hợp bạn đã trót đến sau, hãy gọi ngay điện thoại lịch sự xin lỗi sẽ đến muộn hơn giờ hẹn và thông báo ngay lý do của sự chậm trễ đó. 

Nhà tuyển dụng không hề muốn thay đổi lịch hẹn, nhưng nếu như bạn lịch sự nhã nhặn, xử lý kịp thời, bạn vẫn còn cơ hội. 

2. Không biết cách trả lời câu hỏi 

Gặp câu hỏi hóc búa, bạn đừng ậm ừ rồi cười trừ cho qua chuyện. Hãy ứng xử thông minh, có thể đề nghị người tuyển dụng giải thích rõ hơn một chút. Quá bí thì có thể dùng sự hài hước để phá tan sự ngớ ngẩn của chính bạn. 

3. Quên mang theo hồ sơ xin việc 

 Thật sơ suất. Có thể “chữa cháy” bằng một lời nói dối: “Sáng nay máy tính của tôi bỗng dưng bị hỏng, tôi không thể in được bản CV đầy đủ. Tôi không muốn đem đến cho ông/bà một bộ hồ sơ không đầy đủ nên muốn để đến buổi chiều”. 

4. Nhớ sai tên nhà tuyển dụng 

Bạn nhớ nhầm tên người phỏng vấn, hoặc có nhiều người phỏng vấn bạn một lúc, bạn gọi tên lung tung, không chính xác. Trong trường hợp này, tất nhiên bạn phải nói lời xin lỗi và đưa ra một lý do thật dễ chịu: “Ồ, những câu hỏi của ông khiến tôi bối rối quá. Tôi lại nhớ nhầm tên ông mất rồi. Thành thật xin lỗi ông”. 

Đúng là đi phỏng vấn, ai lại thế, nhưng nếu đã trót “thế” rồi thì hãy tìm cách giải vây thật thông minh nhé.

Những câu hỏi về những cách cư xử

Nhà phỏng vấn sẽ dựa vào phong cách này để đưa ra các câu hỏi yêu cầu ứng viên phải đưa ra những thông tin cụ thể chi tiết và những câu hỏi này sẽ phần nào mô tả nhiệm vụ của công việc. 

Hành động có sức mạnh hơn lời nói. Ít nhất thì điều này cũng đúng trong cuộc phỏng vấn. 

Những gì bạn thể hiện, cử xử trong quá khứ sẽ là tiên đoán cho những thành công trong tương lai của bạn. 

Dưới đây là 25 câu hỏi phổ biến nhất. 

"Hãy nói cho chúng tôi biết thời gian bạn..." 

1. Làm việc dưới áp lực nhưng vẫn hiệu quả. 

2. Đưa ra một tình huống khó xử với đồng nghiệp. 

3. Sử dụng sự sáng tạo của bạn để giải quyết một vấn đề. 

4. Không thể hoàn thành dự án đúng thời gian. 

5. Thuyết phục đồng nghiệp làm theo cách của bạn. 

6. Lường trước và ngăn chặn những vấn đề tiềm ẩn. 

7. Viết báo cáo nhận được lời khen ngợi từ sếp. 

8. Phải đưa ra một quyết định quan trọng với một lượng thông tin giới hạn. 

9. Buộc phải đưa ra một quyết định không phổ biến. 

10. Phải thích ứng với một tình huống khó khăn. 

11. Bỏ lỡ một giải pháp cho một vấn đề quan trọng. 

12. Chấp nhận ý kiến khác xa với lập luận của bạn. 

13. Thấy thất vọng về cách cư xử của bạn. 

14. Sử dụng kỹ năng con người để giải quyết vấn đề. 

15. Phải làm việc với một khách hàng khó tính. 

16. Hoàn thành dự án thành công. 

17. Khắc phục khó khăn khi làm dự án. 

18. Chiến lược anh đưa ra thất bại. 

19. Ưu tiên một dự án phức tạp. 

20. Dành được hoặc đánh mất một hợp đồng làm ăn. 

21. Phải sa thải một ai đó. 

22. Đưa ra một quyết định sai lầm. 

23. Tuyển dụng nhầm người. 

24. Bỏ qua một công việc tốt. 

25. Bị sa thải.